Tin tức
Lắp đặt cửa trượt trần là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ công trình của bạn. Một bộ cửa muốn vận hành trơn tru và bền bỉ thì việc lắp đặt phải được lên kế hoạch tỉ mỉ và thực hiện chính xác. Là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và thi công cửa trượt trần overdoor, Kongo sẽ gửi đến bạn quy trình lắp đặt loại cửa này chính xác và đầy đủ nhất.
Cửa gara ô tô cao cấp của Kongo
Chuẩn bị lắp đặt cửa trượt trần
1. Nhân lực lắp đặt
– Từ 4 ~ 5 người (tùy thuộc tiến độ từng công trình), sức khỏe tốt, đầy đủ bảo hộ lao động
2. Dụng cụ, thiết bị
– Giàn giáo, xe nâng.
– Máy hàn 01 chiều, máy mài F100, máy cắt đá F350, máy khoan cầm tay, máy bắn vít cầm tay.
– Dây an toàn, dây cứu sinh, quần áo, mũ, giầy bảo hộ.
– Mũi khoan từ 02 đến 12, Cơlê từ 06 đến 20, bộ lục từ 06 đến 20, Cơlê đuôi chuột 10 –
12, T10, T12, quả dọi.
– Kìm, kẹp, thước mét, livô thủy, thước thăng bằng, máy laze, máy bắn cao độ.
– Búa nhựa, búa sắt, tu dấu, dây bật mực.
– Đá mài F100, đá cắt F100, bát đánh rỉ.
Tiến hành lắp đặt
Quy trình lắp đặt cửa trượt trần được chia làm các bươc sau:
Bước 1: Xác định vị trí lấy dấu, tim ray dẫn đứng, tim cửa
– Kiểm tra kích thước khung bao của cửa, sau đó kiểm tra kích thước khung cửa xem có đảm bảo kích thước trong bản vẽ thiết kế phê duyệt hay không.
– Kiểm tra nền nhà xưởng có đảm bảo hay không, kiểm tra độ phẳng chênh lệch nền nhà xưởng.
– Sau đó dùng livô thủy xác định điểm thăng bằng mực nước của bên cột trái và cột phải của khung bao cửa, sau khi xác định xong vị trí thăng bằng ta vạch dấu xác định điểm thăng bằng.
Đo thăng bằng cửa trượt trần
Tiếp theo dùng thước mét xác định khoảng cách mặt nền của nhà xưởng Cos 0, tới 02 điểm thăng bằng của khung bao cửa (cột trái, cột phải), sau đó xác định chênh lệch của 02 vị trí thăng bằng, tìm ra điểm cao thấp của mỗi bên cột.
– Từ khung bao cửa bên cao, dùng thước mét đo từ vị trí Cos 0 lên vị trí 1000mm, vạch dấu xác định điểm.
– Từ khung bao cửa bên thấp, sau khi xác định độ chênh lệch giữa 02 điểm thăng bằng ta đo từ vị trí Cos 0 lên vị trí 1000 + a (mm), với “a” là độ chênh lệch.
Bước 2: Lắp thanh ray dẫn đứng
– Xác định đường tim lắp ray dẫn đứng
Xác định đường tim cửa
Tổng chiều dài ray lắp và cửa theo lý thuyết
– Tổng chiều dài lý thuyết: A = Lchiều dài cửa + 25 + 25 + 25 +25
– Cách tính tim lắp ray dẫn đứng cửa: a = (A – Lthực tế )/2
– Sau khi xác định được khoảng cách a, dùng máy laze vạch 01 đường thẳng đi qua a, và sau đó dùng dây bật mực vạch 01 đường thẳng trùng với đường thẳng laze. Làm tương tự với cột còn lại.
– Sau khi xác định được đường tim tại khoảng cách a, ta đo khoảng cách từ chân thanh ray đứng lên vị trí 1000mm, rồi vạch dấu, lắp thanh ray đứng ốp vào mép đường tim trên khung bao cửa, kiểm tra kích thước trên thanh ray đứng với kích thước 1000mm trên khung bao cửa sao cho 02 vị trí bằng nhau.
– Bắt ốc và căn chỉnh theo đúng đường tim ray vạch sẵn, siết chặt ốc.
– Làm tương tự với khung bao cửa còn lại.
Bước 3: Lắp thanh ray dẫn ngang cho cửa cuốn trượt trần
– Hai thanh ray dẫn ngang phải được lắp song song với nhau và vuông góc với thanh ray dẫn đứng.
– Kiểm tra thông qua đo khoảng cách của đường chéo trên thanh ray dẫn ngang, và kiểm tra dung bằng tia laze.
– Khoan lỗ 6,5 mm, sau đó taro mũi 8mm và bắt ốc siết chặt.
– Trên thanh ray dẫn ngang lắp thêm cơ cấu lò xo hoặc đệm cao su có tác dụng khi cửa được kéo lên thì cơ cấu lò xo hoặc đệm cao su làm tăng sự đàn hồi tránh sự va đập mạnh khi cửa đẩy lên.
– Trên thanh ray dẫn ngang lắp thêm hệ thống giá treo giữa xà đỡ của nhà với thanh ray dẫn ngang (tăng độ cứng vững cho thanh ray). 51
Bước 4: Lắp cửa
1- Cửa số 01 luôn có miếng đệm lót bên dưới tạo độ êm cho cửa khi lên xuống
+ Chú ý: Cách sắp xếp con lăn chạy hai bên cửa, tùy thuộc vào số lượng tấm lắp cửa mà con lăn chia thành các bộ và vị trí khác nhau.
+ Ví dụ: bộ cửa gồm 08 tấm được ghép lại với nhau, số lượng giá đỡ con lăn và con lăn gồm 16 bộ, vị trí con lăn của 01 bên lắp đặt có thể chia như sau: con lăn 1–4, con lăn 2–3, con lăn 2-3, con lăn 1-4, con lăn 5-8, con lăn 7-6, con lăn 7-6, con lăn 5-8. Vị trí con lăn đầu tiên và vị trí con lăn cuối cùng luôn có vòng cách đi kèm.
- Bộ con lăn số 01: mã giá đỡ con lăn là 1-4 thì con lăn lắp lỗ phía dưới.
- Bộ con lăn số 02: mã giá đỡ con lăn là 2–3 thì con lăn lắp lỗ phía dưới.
- Bộ con lăn số 03: mã giá đỡ con lăn là 2-3 thì con lăn lắp lỗ phía trên.
- Bộ con lăn số 04: mã giá đỡ con lăn là 1–4 thì con lăn lắp lỗ phía trên.
- Bộ con lăn số 05: mã giá đỡ con lăn là 5–8 thì con lăn lắp lỗ phía dưới.
Bộ con lăn số 06: mã giá đỡ con lăn là 7–6 thì con lăn lắp lỗ phía dưới. - Bộ con lăn số 07: mã giá đỡ con lăn là 7–6 thì con lăn lắp lỗ phía trên.
- Bộ con lăn số 08: mã giá đỡ con lăn là 5-8 thì con lăn lắp lỗ phía trên.
– Lắp cửa theo thứ tự từ tấm cửa số 01 tới tấm cửa cuối cùng.
– Trong quá trình lắp cửa thì ở vị trí tấm cửa số 01 khi lắp vào ray dẫn đứng khi lắp luôn có 01 bộ kẹp lắp kèm với cửa, một đầu dây cáp kéo cửa bắt vào bộ kẹp, có tác dụng khi toàn bộ cửa lắp đặt xong thì kéo toàn bộ cửa đẩy lên theo ray dẫn hướng.
Vị trí lắp đặt bộ kẹp của cửa overdoor
Vị trí lắp đặt khóa
3- Chọn dây cáp kéo cửa
– Dây cáp đeo tem màu đỏ lắp bên trái
– Dây cáp đeo tem màu đen lắp bên phải
Bước 5: Lắp lò xo cho cửa
– Lò xo gồm các bộ phận sau: thanh trục lò xo, lò xo, tang cuốn, giá đỡ lò xo, động cơ tự động (nếu có).
– Xác định chiều của lò xo: nhìn từ đầu xoắn lò xo (tay cầm thanh trục thép tròn để xoắn lò xo) nếu đầu lò xo quay về hướng phải thì lò xo lắp bên phải, đầu lò xo quay về hướng trái thì lắp bên trái.
– Cách đặt vị trí lò xo phụ thuộc vào kích thước của lò xo, kích thước cửa, vị trí đặt dây cáp trên tang cuốn.
– Số vòng quay lò xo được ghi trên tem của lò xo
Bộ phận của lò xo
Chú ý: trọng lượng của cửa trên 150kg thì mới cần lắp then giữa trục lo xo với tang cuốn
Bước 6: Lắp động cơ (nếu có)
Động cơ điều khiển cửa trượt trần
Động cơ Maranter gồm: U=230 (V) ; P=0,55 (Kw) ; I =1 (A)
+ Hướng dẫn cài đặt từ hộp điều khiển động cơ: sau khi lắp đặt xong hệ thống cửa cuốn và hệ thống điện.
Bước 1: ấn phím P trên 1s -> ấn giữ (+) để cho cửa lên đều vị trí muốn cửa mở là bao nhiêu.
Bước 2: ấn phím P và ấn (+) cùng lúc để save -> ấn (-) cho cửa xuống vị trí muốn đóng là bao nhiêu.
Bước 3: ấn phím P và ấn (-) cùng lúc để save -> ấn P trên 1s -> màn hình hiện Input ấn P cho đến khi màn hình hiện Automatic standby.
Bước 4: ấn phím điều khiển từ xa -> ấn lần nữa để cửa tự động chạy tự động.
Bước 5: khi sử dụng hai phím điều khiển từ xa, thì chỉ cần kết nối 02 phím điều khiển bằng giắc cắm 06 chân để kết nối giữa 02 phím điều khiển với nhau.
+ Điều chỉnh cửa lên nhanh hoặc lên chậm (chỉ điều chỉnh được chiều lên, chiều xuống theo tốc độ cố định đã đặt sẵn).
Bước 1: ấn phím P giữ khoảng 02 giây để sang Input -> ấn (+) và (-) cùng lúc -> ấn phím (+) -> ấn phím P cho tốc độ nhấp nháy -> ấn (+) hoặc (-) để điều chỉnh lên xuống -> ấn phím P.
Tốc độ cao nhất khi lên Max = 87
Chú ý: + Nếu trong quá trình cài đặt mà xảy ra lỗi thì kiểm tra máy xem có nóng hay không và rút nguồn điện để máy tự làm mát.
+ Trong quá trình cắm điện tuyệt đối không được kéo dây xích, nếu kéo dây xích thì ta phải kéo ngược trở lại chiều đã kéo để động cơ về trạng thái ban đầu