Tin tức
Mỗi chi tiết trong hệ thống cấu tạo cửa cuốn được xem là một mảnh ghép quan trọng để tạo nên một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, tính năng của sản phẩm. Trên thực tế, đã có không ít sự cố đáng tiếc xảy ra khi sử dụng cửa cuốn vì thiếu đi những thiết bị an toàn hoặc lắp đặt không đúng cách.
Tác hại của việc lắp đặt cửa cuốn thiếu thiết bị
Lắp đặt cửa cuốn thiếu thiết bị hay lắp đặt không đúng cách dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay lập tức nhưng sẽ để lại nhiều tác hại lớn sau quá trình sử dụng. Điều này càng chứng minh được tầm quan trọng của hệ thống cấu tạo cửa cuốn chuyên nghiệp, chắc chắn.
Thứ nhất, cửa cuốn sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, giảm tuổi thọ cũng như không thể sử dụng những tính năng quan trọng. Điều này vừa khiến người dùng cảm thấy khó chịu, vừa phải đầu tư ngân sách cho việc sửa chữa thậm chí là thay mới toàn bộ tùy vào mức độ hư hại.
Thứ hai, dù vô tình hay cố tình, việc lắp đặt cửa cuốn thiếu thiết bị cũng sẽ đe dọa đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình, nhà xưởng, siêu thị,… Đặc biệt là đối với cửa cuốn tự động. Nhiều chuyên gia cho rằng, rủi ro trong quá trình sử dụng cửa cuốn là điều dễ hiểu vì cửa cuốn không vận hành do ý thức của con người mà chạy bằng sự vô thức của động cơ.
Đó là lý do vì sao, khi chọn mua cửa cuốn, các gia đình, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào cấu tạo cửa cuốn. Đồng thời lựa chọn đơn vị phân phối và lắp đặt uy tín, chuyên nghiệp.
Cấu tạo cửa cuốn
Để có thể vận hành một cách êm ái, bền bỉ, mỗi loại cửa cuốn đều phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Trong đó, từng chi tiết nhỏ nhất trong hệ thống cấu tạo cửa cuốn đều đã được chọn lọc và kiểm định khắt khe. Về cơ bản, cửa cuốn bao gồm lô cuốn, nan cửa, ray dẫn hướng và motor.
Lô cuốn
Đây là phần cuốn tròn nan cửa được làm từ nhựa kỹ thuật nylon-6. Ưu điểm lớn nhất của chất liệu này trọng lượng nhẹ, độ bền cao. Nhờ đó mà ngay cả khi đúc bằng máy áp lực cao vẫn có độ chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, lắp đặt lô cuốn bên trong hay bên ngoài luôn là vấn đề khiến cho nhiều gia đình phải băn khoăn.
- Lắp đặt lô cuốn bên trong sẽ đảm bảo an toàn, ngăn chặn sự đột nhập của kẻ gian. Thế nhưng cần đảm bảo chiều cao và diện tích phía trên cửa đủ để lắp trục cuốn.
- Lắp đặt lô cuốn bên ngoài sẽ phù hợp với những không gian có diện tích hẹp và chiều cao cửa khiêm tốn hơn. Việc lắp đặt lô bên ngoài sẽ giúp cho việc sửa chữa và bảo hành được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, trong trường hợp mất điện hay cửa bị hư hỏng, người dùng vẫn có thể kéo phần xích ở động cơ để sử dụng cửa một cách bình thường.
Nan cửa
Nan cửa cuốn (tên tiếng anh: Aluminum Slats) là một trong những chi tiết không thể thiếu trong hệ thống cấu tạo cửa cuốn. Tùy vào từng loại cửa cuốn khác nhau mà nan cửa cũng sẽ có sự khác biệt về màu sắc, chất liệu, hình dáng và độ dày.
Ví dụ, cửa cuốn khe thoáng được cấu tạo bởi các nan nhôm kết nối với nhau bởi móc nan. Trong đó, khe thoáng sẽ được đục trên mỗi nan cửa với độ dày trung bình từ 0,9 – 2,3 ly. Độ dày của nan cửa sẽ tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ công trình.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tại sao nên lắp đặt cửa cuốn khe thoáng?
Ray dẫn hướng, thanh đáy và giá đỡ
Ray dẫn hướng có chức năng dẫn hướng cửa cuốn hoạt động lên xuống. Tùy vào từng điều kiện công trình mà ray dẫn hướng sẽ được lắp đặt phù hợp (âm tường hoặc nổi tường).
Thanh đáy được sử dụng để lắp đặt thiết bị tự dừng khi gặp vật cản. Nhờ đó mà cửa cuốn tự động mang đến sự an toàn cho gia đình có trẻ em và vật nuôi. Ngoài ra, giá đỡ của cửa thường được làm từ chất liệu thép cao cấp chống gỉ và có độ bền cao.
Motor cửa cuốn
Để cấu tạo cửa cuốn hoàn chỉnh và vận hành êm ái chắc chắn sẽ không thể bỏ qua motor cửa cuốn. Dù có 3 dạng là motor ống, motor tấm liền và motor xích kéo nhưng cấu tạo chung của bộ motor cửa cuốn gồm 4 chi tiết chính đó là động cơ, phanh, điều khiển và truyền động.
Động cơ motor
Cấu tạo của động cơ gồm stato và rotor. Cụ thể:
- Stato gồm cuộn dây quấn trên các lõi sắt tạo ra từ trường quay.
- Rotor có hình trụ, hoạt động như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
Bộ phận phanh
Hai rơ le là chi tiết quan trọng nhất của cụm phanh. Trong đó có một rơ le chiều xuống và một rơ le chiều lên có tác dụng đóng mở để thực hiện lệnh của bộ điều khiển từ xa. Ngoài ra bộ phận phanh còn được cấu tạo bởi nam châm điện dùng để hút nhả bộ thắng nối motor và bộ tời. Khi bấm cho cửa chạy, nam châm sẽ hút bố thắng nhả ra cho motor hoạt động.
Bộ điều khiển
Đây cũng là một trong những chi tiết cấu tạo cửa cuốn quan trọng. Sau khi nhận tín hiệu từ hộp nhập, bộ điều khiển (rơ le) sẽ tiến hành đóng/mở sao cho phù hợp. Sau đó, khi cửa cuốn đã mở đến một vị trí nhất định, rơ le sẽ ngắt để không xảy ra tình trạng motor chạy quá gây ra tình trạng mất kiểm soát, dẫn đến những sự cố không lường trước.
Bộ phận truyền động
Có thể nói, nhiệm vụ quan trọng nhất của motor là truyền động. Nó tác động đến lô cuốn để thực hiện các lệnh đóng – mở cửa cuốn. Bộ phận này ra tín hiệu cho mặt bích và quay xích kéo giúp lô cuốn hoạt động. Tóm lại, các bộ phận này luôn được bố trí đúng cách, gọn gàng để sản phẩm hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và vận hành một cách êm ái, bền bỉ.
Bình lưu điện
Nằm trong hệ thống cấu tạo cửa cuốn, bình lưu điện là thiết bị chuyên dụng có tác dụng lưu trữ và truyền tải điện đến motor. Nhờ đó mà cửa cuốn có thể đóng/mở bình thường ngay cả khi mất điện.
Nếu sử dụng cửa cuốn trong thời gian dài nhưng không gặp phải hiện tượng mất điện thì nên xả bình lưu điện 3 tháng/lần. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ rút điện nguồn ở bình và thực hiện đóng mở 5 – 10 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút. Sau đó cắm lại dây vào ô cắm như bình thường.
Lưu ý khi lắp đặt motor cửa cuốn
Motor là một trong những chi tiết không thể thiếu trong hệ thống cấu tạo cửa cuốn. Việc lắp đặt motor cần phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Có thể lắp ở bên trong, bên ngoài hoặc bên trong hộp kỹ thuật. Song dù ở vị trí nào, nguyên tắc quan trọng nhất mà người dùng cần lưu ý chính là bảo quản motor ở nơi khô ráo, tránh tình trạng bị thấm nước sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng.
Trọn bộ motor mà khách hàng nhận được sẽ bao gồm motor cửa cuốn, điều khiển từ xa và bộ nhận tín hiệu điều khiển. Ngoài ra, nên lắp đặt thêm phụ kiện tự dừng để đảm bảo cửa cuốn tự dừng khi gặp chướng ngại vật.
Không thể phủ nhận đây là tính năng vô cùng hữu ích nhưng nếu không sử dụng đúng cách, cửa cuốn gặp quá nhiều vật cản sẽ khiến cho motor nóng lên và giảm khả năng chịu lực về lâu về dài.
Đồng thời, không nên đóng/mở cửa liên tục. Trung bình thời gian giữa những lần đóng/mở tối thiểu là 15 phút/lần để đảm bảo cửa cuốn vận hành một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, không quên bảo dưỡng thường xuyên để motor hoạt động ổn định nhất. Trong trường hợp phát hiện cửa cuốn kêu to khi đóng/mở hoặc motor có độ rung, nóng dần lên trong quá trình sử dụng, bạn cần ngừng sử dụng và nhờ đến sự giúp đỡ của các đơn vị lắp đặt, sửa chữa cửa cuốn chuyên nghiệp.
Cấu tạo cửa cuốn sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc tính và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn như cấu tạo của cửa cuốn kéo tay sẽ khác so với cửa cuốn tự động. Do đó, khi lựa chọn lắp đặt cửa cuốn, người dùng cần xem xét dựa vào nhu cầu sử dụng, sau đó tìm kiếm những đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp, uy tín nhất.
Tham khảo thêm: