Tin tức
Để việc lắp đặt cửa cuốn được tiến hành thuận lợi và dễ dàng thì giai đoạn kết hợp với thợ thi công để xây ô chờ cửa cuốn là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ có chút sơ sẩy, ô chờ cửa cuốn không đáp ứng đúng các chỉ số, kích thước mà cửa cuốn cần có thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thẩm mỹ, thất thoát chi phí và độ bền đẹp của ngôi nhà. Hãy cùng Kongo Việt Nam theo dõi cách xây ô chờ cửa cuốn đúng kỹ thuật và hướng dẫn chọn ray phù hợp với cửa nhà mình qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Tại sao phải tìm hiểu cách xây ô chờ cửa cuốn?
Không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Trước tiên, khi gia chủ có ý định lắp đặt cửa cuốn thì phải tính đến phong thủy và thẩm mỹ của ngôi nhà. Khi lắp đặt bộ cửa không nên ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh. Cửa khi lắp lên thì vị trí của lô cuốn nên đặt ở trong hay ngoài và có thể để ray cửa cuốn đi âm vô tường hay không.
Việc giải đáp những vấn đề này sẽ giúp việc thi công được thuận lợi, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà sau khi lắp hoàn thiện cửa cuốn.
Đảm bảo kích thước lỗ ban của ô cửa
Khi hoàn thiện lắp đặt cửa cuốn: Nếu lắp loại cửa loại A thì cần để kích thước cánh gà là bao nhiêu, chiều sâu của ray cửa bao nhiêu thì lọt vào cung tốt của bộ cửa. Nếu lắp cửa cuốn loại B thì chiều cao của lô cuốn là bao nhiêu, có phạm vào độ lọt sáng đã lựa chọn rồi không? Nên xác định phương án chính xác khi chọn cửa cuốn và xây ô chờ.
Đảm bảo an ninh an toàn
Khác với những loại cửa đóng mở khác thì cửa cuốn vận hành lên/ xuống. Do đó bạn cần tính trước vị trí lắp đặt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi lắp cửa cuốn tại cửa chính của ngôi nhà có đủ an toàn không? Hoặc có nên sử dụng cửa cuốn làm cửa gara ô tô không? Làm cửa cuốn ở cổng có đảm bảo an ninh cho gia đình không? …
Giải đáp những câu hỏi trên để bạn đảm bảo rằng sẽ không thay đổi loại cửa khi đã hoàn thiện xong ô chờ cửa cuốn. Bởi lẽ, việc xây sửa lại sẽ tốn đến chi phí, thời gian và thẩm mỹ của ngôi nhà rất nhiều.
Cách xây dựng ô chờ cửa cuốn chính xác
Xây dựng ô chờ cửa cuốn cần tính toán các thông số chính xác, bạn có thể theo các hướng dẫn dưới đây:
Kích thước lọt lòng chiều ngang cửa cuốn
Điều đầu tiên là kích thước lọt lòng theo chiều ngang cửa cuốn mà gia chủ muốn sau khi hoàn thiện là bao nhiêu. Vì khi xác định được kích thước lọt lòng của cửa đi thì mới xác định được kích thước phủ bì của cửa cuốn và nên dùng loại ray gì cho phù hợp. Có một công thức chung để tích kích thước chiều ngang cửa cuốn là:
Chiều rộng phủ bì – kích thước ray cửa = Chiều rộng lọt lòng
- Kích thước ray cửa = ray cửa x2 (vì lắp 2 bên)
Công thức tính ô chờ cửa cuốn
Cửa cuốn có nhiều hãng và mỗi hãng có các mã hàng khác nhau nên sẽ có sự khác nhau về các loại ray cửa và kích thước ray cửa phù hợp với nan lá. Ví dụ cửa cuốn Austdoor thì thông thường có các công thức:
Ô chờ cửa cuốn ray U85iNS Kích thước cửa tính theo phủ bì như sau
- Rộng phủ bì = Rộng thông thủy+170mm(U85iNS)
- Cao phủ bì = cao thông thủy + 450/500/600mm
Thông thường loại ray U85i này sẽ dùng cho các mã nan cửa cuốn khe thoáng truyền thống Ô chờ cửa cuốn ray H100TS.ST Kích thước cửa tính theo phủ bì như sau:
- Rộng phủ bì = Rộng thông thủy+200mm(H100TS.ST)
- Cao phủ bì = cao thông thủy + 500/600/700mm
Thông thường loại ray này sẽ dùng cho các mã nan cửa cuốn siêu trường
Ô chờ cửa cuốn ray U87NS Kích thước cửa tính theo phủ bì như sau:
- Rộng phủ bì = Rộng thông thủy+174mm(U87NS)/200mm (H100NS)
- Cao phủ bì = cao thông thủy + 450/500/600mm
Thông thường loại ray này sẽ dùng cho các mã nan cửa cuốn bản nan lớn.
Ô chờ cửa cuốn ray U90 Kích thước cửa tính theo phủ bì như sau:
- Rộng phủ bì = Rộng thông thủy+120mm(U60)/180mm(U90)
- Cao phủ bì = cao thông thủy + 450/500/600mm
Thông thường loại ray này sẽ dùng cho các mã nan cửa cuốn tấm liền lớn
Ô chờ cửa cuốn ray U76 Kích thước cửa tính theo phủ bì như sau:
- Rộng phủ bì = Rộng thông thủy+152mm(U76)
- Cao phủ bì = cao thông thủy + 450/500/600mm
Tính chiều cao ô chờ và chiều cao phủ bì của cửa cuốn
Như công thức tính phía trên thị chiều cao phủ bì của cửa cuốn được tính bằng kích thước lọt lòng cửa cuốn cộng với lô cuốn (kích thước lô cuốn thông thường là 450mm, 500mm,… tuỳ vào từng loại cửa)
Ví dụ cụ thể: Chiều cao lọt lòng bộ cửa mà gia chủ mong muốn là 2,680mm thì kích thước đặt cửa cuốn là:
2,680mm + 500mm = 3,180mm.
Tính chiều cao cửa cuốn nếu có đà ngang
Một số gia đình khi đặt lô cuốn bên ngoài khá cao thì sẽ có thêm 1 khoảng trống nữa ngay dưới lô cuốn được gọi là đà ngang lô cuốn (hình ảnh minh họa phía dưới). Khi đó, kích thước phủ bì của cửa cuốn được tính theo công thức sau:
Kích thước phủ bì cửa cuốn = chiều cao lọt lòng cửa cuốn + chiều cao lô cuốn + chiều cao đà ngang.
Cần chú ý những gì khi xây dựng ô chờ cửa cuốn?
Sự hoàn hảo là điều mà cả gia chủ và đội thi công đều mong muốn khi xây dựng hoặc tiến hành lắp đặt bất cứ một công trình nào. Do đó, để cửa cuốn sau khi hoàn thiện đạt tính tuyệt đối cao thì gia chủ và cả bên thi công xây dựng đều nên chú ý một số vấn đề như:
Lưu ý cho gia chủ
Gia chủ có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi giữa bên xây dựng và bên cung cấp, lắp đặt cửa cuốn. Việc chắc chắn về mong muốn của mình và thống nhất với bên cung cấp cửa cuốn về các kích thước,thông số trong quá trình xây dựng giúp việc thi công trở nên dễ dàng hơn, cửa cuốn sau khi hoàn thiện có độ chính xác cao hơn và thẩm mỹ cũng đạt mức hoàn hảo.
Sau khi xác định được kích thước cửa cuốn, gia chủ cũng nên tìm hiểu sơ bộ về cách lắp đặt để có thể tính toán trước về hệ thống cửa cuốn nhà mình, bao gồm:
- Ray cửa cuốn: Nên lắp âm tường hay lắp nổi, phía trong hay phía ngoài.
- Kích thước cửa cuốn (chiều cao): Bao gồm kích thước phủ bì và kích thước lọt lòng
- Chiều rộng cửa cuốn (hay chiều rộng phủ bì)
- Vị trí đặt lô cuốn
Sau khi nắm bắt được thông tin lắp đặt, thì trong quá trình thi công gia chủ cũng cần giám sát công việc. Phối hợp cùng đội thợ xây dựng và lắp đặt cửa cuốn để quá trình lắp đặt cửa khớp với ô chờ.
Những lưu ý cho bên thi công xây dựng
Trước khi xây dựng ô chờ, bạn trên thỏa thuận với gia chủ về những điều mà đội xây dựng cần để đảm bảo việc cung cấp vật tư không bị thiếu sót trong quá trình thi công.
Ngoài ra, bên xây dựng nên trao đổi rõ với chủ nhà các thông số để đảm bảo xây dựng đúng theo kích thước đã thống nhất ban đầu. Tránh trường hợp trừ hao thừa khoảng cách lắp đặt cho bộ cửa. Bên xây dựng cũng cần lưu ý thêm về tiến độ công việc để cùng phối hợp với bên lắp đặt về thời gian lắm ray (nếu lắp ray âm tường) cũng như các thiết bị khác trong quá trình lắp đặt cửa cuốn.
Một số thông tin chia sẻ và hướng dẫn xây ô chờ cửa cuốn hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và thi công.